Tài nguyên thiên nhiên

Tìm kiếm giảng viên tổ chức tập huấn TOT lồng ghép giới vào nội dung chương trình dự án BNO

I. GIỚI THIỆU

Trong khuôn khổ Dự án “Vì một thế giới đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái, tập trung vào việc thúc đẩy hệ thống chăm sóc, giáo dục an toàn và thân thiện với trẻ em tại Lai Châu và Kon Tum, Việt Nam”, nhiều hoạt động giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức được thực hiện tại cộng đồng đã được thực hiện. Trong năm 2021 dự án tiếp tục thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân cộng đồng tại cái địa bàn dự án, trong đó có lồng ghép yếu tố giới cùng với nội dung chăm sóc phát triển trẻ thơ và GNRRTT (GNRRTT) thích ứng với BĐKH (BĐKH). Để hỗ trợ nhóm tình nguyện viên cộng đồng thực hiện tốt nội dung này, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) có như cầu tìm kiếm tư vấn/nhóm tư vấn với các yêu cầu và nội dung cụ thể như sau:

  • Xây dựng 02 tài liệu tập huấn
    • Tài liệu giới trong chăm sóc trẻ thơ
    • Tài liệu giới trong GNRRTT và BĐKH
  • Rà soát yếu tố nhạy cảm giới trong các tài liệu có sẵn của dự án
  • Thực hiện 05 khóa tập huấn được thiết kế trên cơ sở cân nhắc đặc thù của học viên gồm:
    • 01 khóa tập huấn 3,5 ngày cho giảng viên nguồn về lồng ghép giới trong chăm sóc trẻ thơ;
    • 01 khóa tập huấn 2 ngày về lồng ghép giới trong chăm sóc dinh dưỡng tại Kon Tum;
    • 01 khóa tập huấn 2 ngày về lồng ghép giới trong chăm sóc dinh dưỡng tại Lai Châu;
    • 01 khóa tập huấn 2 ngày về lồng ghép giới trong ứng phó với BĐKH tại Lai Châu;
    • 01 khóa tập huấn 2 ngày về lồng ghép giới trong ứng phó với BĐKH tại Kon Tum.

Các phần tiếp theo sẽ mô tả rõ hơn về mục tiêu và kết quả mong đợi của từng khóa tập huấn, cách thức tổ chức thực hiện và kế hoạch thực hiện các khóa tập huấn này.

II. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Các tài liệu sẵn có của dự án (danh sách đính kèm) được rà soát yếu tố nhạy cảm giới và dự kiến sẽ có 05 khóa đào tạo tương ứng với 02 bộ tài liệu cho học viên sử dụng như sau:

KHÓA 1: TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN NGUỒN VỀ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CHĂM SÓC TRẺ THƠ

Mục tiêu

  • Nâng cao kiến thức về giới và lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ toàn diện.
  • Đảm bảo đội ngũ giảng viên nguồn có khả năng thực hiện tốt các khóa đào tạo về lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ toàn diện.

Kết quả mong đợi

  • Sau khi tham gia khóa học, các giảng viên nguồn có khả năng:
  • Nắm chắc nội dung và hiểu rõ bản chất của các khái niệm liên quan đến giới và lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ toàn diện.
  • Biết cách lựa chọn các nội dung và biên soạn tài liệu giảng dạy các nội dung liên quan đến giới và lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ toàn diện.
  • Nâng cao kỹ năng xây dựng kế hoạch bài giảng, chú trọng sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực để truyền tải các nội dung kiến thức về giới và lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ toàn diện.
  • Nắm chắc mục đích, nguyên tắc và các phương pháp tập huấn có sự tham gia và có khả năng sử dụng linh hoạt phương pháp tập huấn có sự tham gia trong tập huấn nội dung về bình đẳng giới và lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ toàn diện.
  • Được thực hành và rút kinh nghiệm giảng dạy áp dụng các phương pháp tập huấn tích cực để tập huấn về bình đẳng giới và lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ toàn diện.

Địa điểm, thời gian dự kiến: 3.5 ngày; tháng 4/2021

Đối tượng: 15 – 20 giảng viên nguồn có kinh nghiệm đào tạo được lựa chọn bởi Tổ chức Plan và Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ

Phân bổ nội dung đào tạo theo ngày 

 

Ngày 1

Các nội dung Kiến thức cơ bản về giới cho giảng viên nguồn

 
  • Các khái niệm cơ bản về giới
  • Vì sao cần quan tâm đến bình đẳng giới trong chăm sóc trẻ thơ
  • Phân tích giới (mục đích, nguyên tắc, các khía cạnh phân tích giới, câu hỏi phân tích, công cụ phân tích giới) trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ.
  • Lồng ghép giới (mục đích, nguyên tắc và các giải pháp lồng ghép giới) trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ
Ngày 2 Kỹ năng sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia
 
  • Một số kỹ năng cần thiết của giảng viên nguồn
  • Xác định và lựa chọn nội dung bài giảng 
  • Xây dựng tài liệu giảng dạy cho từng nội dung bài giảng 
  • Lựa chọn phương pháp giảng dạy có sự tham gia 
  • Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch bài giảng
Ngày 3

Thực hành kỹ năng tập huấn có sự tham gia

 
  • Kỹ năng sử dụng trò chơi trong giảng dạy
  • Kỹ năng sử dụng phim ngắn trong giảng dạy
  • Kỹ năng trình bày 
  • Thực hành giảng bài 
  • Rút kinh nghiệm và bài học
KHÓA 2 &3: TẬP HUẤN LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CHĂM SÓC TRẺ THƠ TẠI LAI CHÂU VÀ KON TUM – THỰC HÀNH SAU TẬP HUẤN TOT

Khóa tập huấn được thiết kế như là một phần tiếp theo của khóa tập huấn TOT để tạo điều kiện cho các giảng viên nguồn đã được đào tạo ở khóa 1, có cơ hội ứng dụng những kiến thức và kỹ năng được học từ lớp TOT vào thực tế. Theo đó, các giảng viên nguồn được tập huấn ở khóa 1 sẽ được thu hút tham gia trở thành giảng viên ở khóa 2 và khóa 3 với sự hỗ trợ kỹ thuật từ nhóm tư vấn. 

Khóa tập huấn sẽ được thực hiện ở 02 tỉnh, mỗi tỉnh một khóa, mối khóa 02 ngày, với mục tiêu và kết quả mong đợi như sau:  

Mục tiêu khóa học

  • Đối với học viên: nâng cao kiến thức cơ bản về bình đẳng giới và biết cách lồng ghép giới khi thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ thơ. 
  • Đối với giảng viên nguồn: Tạo cơ hội cho giảng viên nguồn thực hành tập huấn nội dung về bình đẳng giới và lồng ghép giới trong các hoạt động của chăm sóc trẻ thơ toàn diện.

Kết quả mong đợi 

  • Đối với học viên
    • Nắm rõ một số khái niệm cơ bản về bình đẳng giới và lồng ghép giới.
    • Hiểu rõ vì sao cần phải quan tâm đến bình đẳng giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ. 
    • Nhận biết các vấn đề bất bình đẳng giới có liên quan đến chăm sóc trẻ thơ và phân tích được các nguyên nhân của vấn đề bất bình đẳng giới đó. 
    • Biết cách xác định các giải pháp lồng ghép bình đẳng giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ. 
    • Lập kế hoạch thực hiện lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ. 
  • Đối với giảng viên nguồn
    • Có khả năng xây dựng nội dụng và tập huấn các nội dung liên quan đến bình đẳng giới và lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ. 
    • Biết cách sử dụng các phương pháp tập huấn có sự tham gia để tập huấn các kiến thức cơ bản về giới và lồng ghép giới trong hoạt động chăm sóc trẻ thơ. 
    • Có cơ hội thực hành giảng các nội dung về lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc trẻ thơ.  

Thời gian và địa điểm dự kiến:

  • Tại Lai Châu: 2 ngày, tháng 6 – 8
  • Tại Kon Tum: 2 ngày, tháng 6 – 8

Đối tượng: Giảng viên nguồn đã được TOT ở trung ương

Phân bổ nội dung đào tạo theo ngày 

Ngày 1 Kiến thức cơ bản về giới 
 
  • Khai mạc
  • Giới thiệu mục đích và kết quả mong đợi
  • Nội quy 
  • Đánh giá đầu vào
  • Một số khái niệm cơ bản về giới
  • Vì sao cần quan tâm đến bình đẳng giới trong chăm sóc trẻ thơ
  • Phân tích giới (mục đích và nguyên tắc, các khía cạnh phân tích giới)
  • Xác định các vấn đề bất bình đẳng giới ưu tiên
Ngày 2 Lồng ghép giới trong chăm sóc trẻ thơ
 
  • Khái niệm lồng ghép giới
  • Mục tiêu lồng ghép giới
  • Các nguyên tắc lồng ghép giới
  • Các giải pháp lồng ghép giới
  • Một số giải pháp lồng ghép giới trong chăm sóc trẻ thơ
  • Đánh giá sau đào tạo

KHÓA 4 &5: TẬP HUẤN LỒNG GHÉP GIỚI TRONG GNRRTT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH

Mục tiêu khóa học

  • Nâng cao kiến thức cơ bản về bình đẳng giới và phân tích giới nhằm xác định các vấn đề giới ưu tiên trong các hoạt động ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ rui ro thiên tai.  
  • Biết cách lồng ghép giới khi thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH và GNRRTT. 

Kết quả mong đợi: Sau khi tham gia khóa học, các học viên sẽ:

  • Nắm rõ một số khái niệm cơ bản về bình đẳng giới và lồng ghép giới.
  • Hiểu rõ vì sao cần phải quan tâm đến bình đẳng giới trong các hoạt động GNRRTT và ứng phó với BĐKH;
  • Nhận biết các vấn đề bất bình đẳng giới có liên quan đến GNRRTT và ứng phó với BĐKH và phân tích được các nguyên nhân của vấn đề bất bình đẳng giới đó. 
  • Biết cách xác định các giải pháp lồng ghép bình đẳng giới khi thực hiện các hoạt động GNRRTT và ứng phó với BĐKH; 
  • Lập kế hoạch thực hiện lồng ghép giới trong các hoạt động GNRRTT và ứng phó với BĐKH

Đối tượng: Nhóm cán bộ và đối tác tham gia thực hiện dự án tại Kon Tum và Lai Châu. 

Địa điểm và thời gian: 

  • Tại Lai Châu: 2 ngày, tháng 6 – 8
  • Tại Kon Tum: 2 ngày, tháng 6 – 8

Phân bổ nội dung đào tạo theo ngày 

Ngày 1 Kiến thức cơ bản về giới 
 
  • Khai mạc
  • Giới thiệu mục đích và kết quả mong đợi
  • Nội quy lớp tập huấn 
  • Đánh giá đầu vào
  • Một số khái niệm cơ bản về giới
  • Vì sao cần quan tâm đến bình đẳng giới trong giảm nhẹ rủi ro và thích ứng với BĐKH
  • Phân tích giới (mục đích và nguyên tắc, các khía cạnh phân tích giới)
  • Xác định các vấn đề bất bình đẳng giới ưu tiên trong hoạt động giảm nhẹ rủi ro và thích ứng với BĐKH
Ngày 2 Lồng ghép giới 
 
  • Khái niệm lồng ghép giới
  • Mục tiêu lồng ghép giới
  • Các nguyên tắc lồng ghép giới
  • Các giải pháp lồng ghép giới
  • Một số hoạt động GNRRTT và giải pháp lồng ghép giới trong các hoạt động GNRRTT
  • Một số hoạt động ứng phó với BĐKH và giải pháp lồng ghép giới trong ứng phó với BĐKH
  • Đánh giá sau đào tạo

III. SẢN PHẨM TƯ VẤN

  • Chương trình tập huấn của mỗi khóa
  • Tài liệu tập huấn cho 05 khóa bằng tiếng Việt 
  • 05 báo cáo cho 05 khóa tập huấn bằng tiếng Việt
  • Biên bản rà soát đảm bảo nhạy cảm giới trong các tài liệu truyền thông dự án 

IV. NGÂN SÁCH HOẠT ĐỘNG

Tổng ngân sách cho hoạt động là 100.000.000đ (Bằng chữ: Một trăm triệu đồng chẵn) và được phân bổ chi tiết theo file ngân sách đính kèm: 

(*) Tổng kinh phí đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân nhưng chưa bao gồm các chi phí đi lại, ăn ở tại thực địa. 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top